“Công trình nghiên cứu và phổ cập Kinh Dịch bằng quốc âm của nhà Đặng Thái Bàng. Đầu sách có bài Tựa giới thiệu về ông Đặng Thái Bàng và cuốn sách Chu dịch quốc âm ca quyết. Tựa của Phạm Quý Thích đại ý nói: việc diễn nghĩa Chu dịch không phải bắt đầu từ Đặng ông (Thái Bàng), xưa đã có diễn nghĩa của Phùng Tử Nghị Trai (tức Phùng Khắc Khoan). Nhưng sách của họ Phùng không còn truyền…Sách này tuy xuất từ Đặng ông mà làm cho nó được lưu hành chính là do Ngô hầu vậy. Đầu sách, sau các bài Tựa có: Quái biến đồ, Dịch đồ. Tiếp đến dòng tên đầy đủ của sách: Tích thiện đường Chu Dịch hội đính giải nghĩa diễn ca Quyển chi nhất 積善堂周易會訂解義演歌卷之一. Dòng đề tên người đồng soạn ghi: Tứ Kỳ Ngọc Lặc Vũ Tiên sinh đồng soạn 四奇玉勒武仙生同撰. Hồng Viễn đường nguyên bản 鴻遠堂源本. Các trang chính văn đều chia hai tầng: Tầng trên đề Thượng kinh giải nghĩa, sau mỗi câu chữ Hán có giải nghĩa bằng chữ Nôm như: Tiềm long vật dụng 潛龍勿用(Rồng náu chớ dùng)…Tầng dưới là diễn ca lục bát giải thích ý nghĩa cát hung của từng hào”
Nguồn: Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá thông tin - Thư viện Quốc gia, 2002: trang 69,70.
Sử dụng các phím mũi tên để di chuyển trang. Sử dụng các phím +, - trên bàn phím số hoặc bánh xe lăn để phóng to/thu nhỏ trang.