“Đầu sách có bài tựa cho biết Ngô Đôn sáng tác các bài trong tập này trong chuyến đi qua Ninh Bình nhân dịp ông được sung chức Đổng lý thanh tra đi công cán ở Ninh Bình vào mùa xuân năm Tự Đức 34 (1881). Cả tập gồm 1 bài hành và 100 bài Đường luật, lấy tên chung là Thúy Sơn hành tạp sao. Các bài thơ liên tục từ khi Ngô Đôn từ biệt bạn đồng liêu ở Huế (Biệt kinh đô) đến các bài làm gửi các bạn hoặc cảm xúc trước cảnh vật trên đường đi (Ký Cần Giang thi hữu, Nhiệt sa hành, Mưa đêm trên sông Lam v.v..) và trong thời gian ở Ninh Bình. Tác giả cũng nói trong Tựa: “Tôi bình sinh nghiện thơ, mỗi khi đi thăm thú ở đâu đều có thơ mang về”. Ngoài các đề tài xướng họa với quan chức địa phương như Tuần phủ Phan Đình Bình, Án sát Lê Giác Hiên v.v…, đáng chú ý có chùm thơ đề tài núi Dục Thúy (tức núi Non Nước) gồm 5 bài Đường luật, 1 bài ký, một bài phú. Những sáng tác đó cho thấy ông là một nhà thơ giàu xảm xúc đối với thiên nhiên và có sở trường về thể thơ du ký.”
Nguồn: Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá thông tin - Thư viện Quốc gia, 2002: trang 416.
Ghi chú
Thiếu trang 29.
Sử dụng các phím mũi tên để di chuyển trang. Sử dụng các phím +, - trên bàn phím số hoặc bánh xe lăn để phóng to/thu nhỏ trang.