Tờ đầu ghi “典跡略編 Điển tích lược biên”, nhưng đó không phải là tên của sách này, mà chỉ là tên của phần chú giải (gọi là Điển tích lược biên) cho phần chính văn chép sau cách 3 trang. Đây mới chính là tác phẩm được chú thích: bài phú mang tên Thuỷ trúc phú水竹賦.
Nội dung hầu hết là các bài phú của Trung Quốc, chỉ có 2 bài cuối cùng là phú Việt Nam (của Lương Thế Vinh). Một số bài có đề tác giả nhưng phần nhiều không đề. Lần lượt kê các bài như sau :
Cách thiên lý hề cộng minh nguyệt phú [隔千里兮共明月賦] - Nhị phân xuân sắc đáo hoa triêu phú [二分春色到花朝賦] - Nhật trường như tiểu niên phú [日長如小年賦] – Thạch hồ biệt thự phú [石湖别墅賦] - Trùng tu Báo Ân tự [重修報恩寺] - Bố khâm chất tiền phú [布衾質錢賦] - Văn kê khởi vũ phú [聞雞起舞賦] - Vũ Lăng ngư phủ nhập đào nguyên phú [武陵漁父八桃源賦] - Giả Đảo tế thi phú [賈島祭詩賦] - Đấu kê liên cú phú [鬪雞聯句賦] - Lãn tàn ổi cán phú [懶殘煨竿賦] - Vũ hầu miếu tiền cổ bách phú [武候庙前古柏賦] - Lương phu nhân thân chấp phù cổ phú [梁夫人親執桴鼓賦] - Thanh tiền học sĩ phú [青錢學士賦]… Tổng cộng 83 bài đều của các tác giả Trung Quốc. Cuối sách có 2 bài phú của Lương Thế Vinh:
1.Phú xuân sơn phú 富春山賦. Lương trạng nguyên hội thí Lê Quang Thuận ( khoảng 500 chữ ). Bài phú của Lương Thế Vinh đã làm trong khoa thi Hội mà ông được lấy đỗ Trạng nguyên.
2. Phi dương cầu điếu trạch trung phú 披羊裘釣澤中賦 Bài Điển tích lược biên kê tên các điển tích được dùng trong bài Thuỷ trúc phú ở mặt sau.”
Nguồn: Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá thông tin - Thư viện Quốc gia, 2002: trang 411.
Sử dụng các phím mũi tên để di chuyển trang. Sử dụng các phím +, - trên bàn phím số hoặc bánh xe lăn để phóng to/thu nhỏ trang.