Mã hiệu số hóa nlvnpf-0569 Mã kho R.1644 Tên sách 地理家寶 Địa lý gia bảo Kntb. Nơi xuất bản Kn. Số trang 71 Kích cỡ 24 x 13 cm Type Sách Kiểu tài liệu Viết tay Tóm tắt “Đầu sách có bài Tựa. Tiếp đến là Mục lục rồi vào chính văn gồm 20 luận: 1- Phát địa lý chi nguyên:Mạch sơn thủy cũng như vạn vật thiên biến vạn hóa nhưng tựu trung không ngoài nhất âm nhất dương phối hợp với nhau. Cho nên có khinh thanh chi thiên làm dương tất có trọng trọc chi địa (Đất nặng đục) làm âm, khí đất bốc lên, khí trời hạ xuống, đó là nguồn gốc âm dương của trời đất luôn luôn phối hợp với nhau. Sự phối hợp ấy là thiên biến vạn hóa, người học địa lý phải hiểu sâu sắc mới có thể hiểu được các ý khác. 2- Luận sơn thủy phúc bối: Kinh nói: Xem tướng sơn thủy cũng như xem tướng người. Phàm thân thể người ta phía trước là bụng, phía sau là lưng, miệng, mũi, tai, mắt, tay, chân, phàm cái gì có thể liên động được đều ở về phần bụng, phần sau lưng bất quá chỉ đơn thuần là da thịt mà thôi. Cho nên ăn uống, nói năng, động tác đều ở phía trước bụng, sau lưng dẫu có gân mạch cũng chỉ là bồi dưỡng sinh khí để đổ về phía trước bụng mà thôi. 3- Luận long sơn sa huyệt mạch khí đẳng danh: Nói về các thuật ngữ môn địa lý phong thủy. 4- Luận địa thế địa hình địa lý: Bàn về hình thế địa mạch. Tiếp sau nói riêng về các thế đất, cho đến thiên 30: Luận lý địa đạo thập cấm nói về đạo đức của người xem phong thủy tướng đất có 10 điều cấm không được làm”. Nguồn: Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá - Thông tin - Thư viện Quốc gia, 2004: trang 121, 122. |