Mã hiệu số hóa nlvnpf-0126 Mã kho R.1767 Tên sách 感悟吟 Cảm ngộ ngâm Tác giả 高伯迓先生 Cao Bá Nhạ tiên sinh Nơi xuất bản Số trang 21 Kích cỡ 29 x 14 cm Type Sách Kiểu tài liệu Viết tay Tóm tắt “Cao Bá Nhạ, người làng Phú Thị huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ông là con Cao Bá Đạt, gọi Cao Bá Quát bằng chú. Nhà họ Cao nối đời khoa hoạn, anh em sinh đôi Bá Đạt - Bá Quát đều đậu Cử nhân. Cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương nổ ra rồi thất bại (1855), Cao Bá Quát thuộc hàng thủ lĩnh bị xử trảm (có thuyết nói tử trận). Cao Bá Đạt làm tri huyện Nông Cống, bị bắt, tự sát trên đường đi. Gia tộc họ Cao bị tru di tam tộc, chỉ một mình Cao Bá Nhạ trốn thoát vào vùng rừng núi huyện Mỹ Lương (Hà Tây). Lẩn tránh được 8 năm thì có kẻ phát hiện bẩm báo, Cao Bá Nhạ bị giải về Kinh (Huế) giam cầm tra xét. Tuy chưa đỗ đạt, nhưng Cao Bá Nhạ thể hiện là người có học thức uyên bác. Khi đã qua phần thẩm vấn, biết không tránh khỏi tội to, ông vẫn còn đủ bút lực để viết nên thiên song thất lục bát bằng quốc âm với ngôn từ thống thiết mà trau chuốt, đặc biệt dùng nhuần nhuyễn nhiều điển cố trong kinh sách Nho giáo để dãi bày tâm trạng tình cảnh của mình. Nếu Truyện Kiều của Nguyễn Du là tiếng than đứt ruột của người con gái phải bán mình chuộc cha, thì khúc Tự tình 自情 của Cao Bá Nhạ là tiếng kêu xé lòng của một thanh niên trí thức Nho học tràn đầy nhiệt huyết kinh bang tế thế, bỗng dưng oan khuất bị chế độ thối nát vùi dập, mà oái oăm là cả trong ngục tối con người vô tội và đau khổ ấy vẫn không quên nhắc đi nhắc lại hai chữ “hiếu trung”, “nợ quân thân” chưa báo. Bài này nguyên đề của tác giả là Tự tình khúc 自情曲, ở cuối văn bản này cũng ghi chú như vậy. Chưa rõ vì lý do nào người chép đổi lại tên là Cảm ngộ ngâm.” Nguồn: Ngô Đức Thọ, chủ biên; biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Vũ Lan Anh, Nguyễn Đức Toàn. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia. Hà Nội: Bộ Văn hoá thông tin - Thư viện Quốc gia, 2002: trang 47. |